Nhu cầu sử dụng mạng của các doanh nghiệp ngày càng cao và phức tạp. Công nghệ module quang là thiết bị chuyển đổi tín hiệu vô cùng nhỏ gọn và tiện dụng được ứng dụng ngày càng nhiều hiện nay. Vậy vai trò của thiết bị này là gì? Cùng tìm hiểu nhé.
Module quang SFP là gì?
Module quang SFP hay còn được gọi là Transceiver hay SFP module. Đây là một thiết bị nhỏ gọn có chức năng thu và phát tín hiệu quang trong hệ thống mạng. Công nghệ nhỏ gọn và tiện dụng nên rất được ưa chuộng.
Thiết bị dễ dàng thay thế và nâng cấp. Khả năng cắm nóng vào các thiết bị mà không cần tắt thiết bị.
Vai trò của SFP module
Nhìn chung module quang 1 sợi và 2 sợi có vai trò khá giống nhau. Module quang SFP có vai trò quan trọng trong hệ thống mạng ngày nay. Sử dụng để kết nối các thiết bị như switch, router, media converter với hệ thống mạng. Mỗi thiết bị đều có hai cổng, một dùng kết nối với các thiết bị Router, Switch, Media Converter, một dùng để kết nối với hệ thống mạng cần chuyển đổi. Khoảng cách truyền dữ liệu có thể lên tới 140km.
Chức năng chính của module quang SFP là để chuyển đổi từ tín hiệu điện sang tín hiệu quang và ngược lại. Thiết bị này còn hỗ trợ truyền dữ liệu với tốc độ cao và với khoảng cách xa.
Ngoài ra một số loại còn hỗ trợ giám sát hệ thống mạng, theo dõi các thông số với khả năng chẩn đoán mạnh mẽ.
Phân loại Module quang
Hiện nay có nhiều cách để phân loại thiết bị. Trong đó những cách phân loại phổ biến có thể kể đến như:
- Phân loại theo tốc độ: 1.25Gbs (SFP), 10Gbs (SFP+, XFP), 16G, 25G (SFP28), QSFP 40G
- Phân loại theo loại cáp quang: Multimode (Đa mode) hay Single Mode (Đơn mode)
- Phân loại theo số sợi: Module quang 1 sợi hoặc Module quang 2 sợi
- Phân loại theo hãng sản xuất: Cisco, Netek, Juniper, Huawei, TP-Link,…
Những lưu ý khi sử dụng Module quang
Khả năng tương thích
Khi mua thiết bị bạn cần cân nhắc yếu tố tương thích đối với thiết bị mà bạn sử dụng. Yếu tố tương thích còn tùy thuộc vào loại cổng kết nối, tốc độ mạng và hãng sản xuất.
Bạn có thể lựa chọn mua các thiết bị kết nối với module quang SFP trên cùng một hãng. Điều này chắc chắn sẽ giúp đảm bảo độ tương thích trong kết nối của thiết bị.
Một trong những yếu tố đảm bảo hệ thống mạng hoạt động ổn định chính là khả năng tương thích của thiết bị đối với hệ thống mạng.
Giá thành Module quang
Giá bán của module quang 2 sợi và 1 sợi cũng có sự chênh lệch. Giá thành của thiết bị này hiện nay dao động phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Dòng Module quang: Dòng Single-mode (SM) có giá cao hơn dòng Multimode (MM) do có khả năng truyền dữ liệu xa hơn,….
- Hãng sản xuất: Mỗi hãng sản xuất sẽ có mức giá khác nhau tùy vào công nghệ mà họ sử dụng trên module.
- Tốc độ truyền dữ liệu: Thiết bị có tốc độ truyền cao hơn thường sẽ có giá cao hơn.
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà mức giá bạn phải trả là khác nhau. Bạn nên xác định trước loại module cần mua để biết được mức giá chính xác nhất.
Nhiệt độ làm việc
Thiết bị thường được sử dụng ở nhiệt độ từ 0 °C đến 70 °C ở các môi trường làm việc bình thường, các trung tâm dữ liệu. Ngoài ra, thiết bị này còn có thể được sử dụng ở các môi trường công nghiệp có nhiệt độ hoạt động từ -40 °C đến 85 °C.
Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cũng ảnh hưởng đến năng suất làm việc của module. Vì vậy, nên để thiết bị hoạt động trong môi trường có nhiệt độ ổn định.
Nguồn gốc sản phẩm Module quang
Khi lựa chọn mua module bạn cần cân nhắc kỹ giữa các đơn vị cung cấp. Trong đó cần quan tâm đến chất lượng thiết bị cũng như nguồn gốc xuất xứ. Bạn nên lựa chọn những đơn vị cung cấp thiết bị chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Kiểm tra kỹ càng chất lượng sản phẩm. Chọn những đơn vị có chính sách bảo hành hợp lý trong thời gian nhất định để kịp thời xử lý khi thiết bị gặp vấn đề giai đoạn đoạn mới sử dụng.
Phân biệt Module quang SFP single mode và SFP multi mode?
Đặc điểm | SFP Single mode | SFP Multi mode |
Loại cáp quang sử dụng | Cáp quang Single mode (lõi đơn) | Cáp quang Multimode (lõi đa) |
Bước sóng hoạt động | 1310mm, 1550mm | 850mm |
Khoảng cách truyền | Lên đến 140km | Khoảng 500m |
Ứng dụng | Truyền dữ liệu xa, đường truyền trục | Truyền dữ liệu trong mạng LAN, đường truyền nội bộ |
Giá thành | Cao hơn | Thấp hơn |
Ưu điểm | Tốc độ truyền dữ liệu cao, suy hao thấp | Truyền tải nhiều chế độ ánh sáng hơn, giá thành rẻ, dễ thi công |
Nhược điểm | Giá thành cao, cần sử dụng bộ thu phát laser | Khoảng cách truyền ngắn, dễ bị nhiễu |
Qua bảng trên ta có thể thấy SFP single mode có lõi nhỏ hơn nên khả năng truyền đi xa hơn. Hạn chế suy hao với bằng thông truyền tải không giới hạn. Ngược lại, SFP Multi mode có lõi lớn hơn nên truyền tải được nhiều chế độ ánh sáng hơn. Mỗi loại đều có cách ứng dụng khác nhau, tùy vào nhu cầu sử dụng.
Khác biệt giữa Module quang SFP và SFP+
SFP+ là bản nâng cấp của SFP thông thường. Hỗ trợ tốc độ dữ liệu lên đến 10Gbps. Truyền tải dữ liệu trong khoảng cách trung bình từ vài mét đến vài chục Km. Ứng dụng trong các hệ thống mạng 10 Gigabit Ethernet, 10G Fibre Channel.
So với SFP, SFP+ có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn lên đến 16 Gbps. SFP hoàn toàn có thể cắm vào cổng SFP+ nhưng tốc độ truyền dữ liệu sẽ được giới hạn trong khoảng 1Gbps.
Tuy nhiên, khoảng cách truyền tin của SFP+ có phần hạn chế hơn SFP. Khoảng cách truyền và nhận tin của SFP+ chỉ trong khoảng 80km còn SFP là 120km. Dù là bản nâng cấp nhưng hai thiết bị vẫn được sử dụng phù hợp với nhu cầu khác nhau.
Về giá thành SFP+ có giá thành cao hơn so với SFP thông thường, tuy nhiên so với các module 10 Gigabit Ethernet XENPAK hoặc XFP trước đây, SFP+ được đánh giá cao về giá trị và hiệu quả kinh tế.
Cách nâng cao độ bền module
Tuổi thọ của thiết bị cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các tác nhân ngoại cảnh. Vì vậy, cần có các biện pháp sử dụng hợp lý để nâng cao độ bền của thiết bị.
- Lựa chọn module chính hãng: Điều này giúp đảm bảo khả năng sử dụng thiết bị trong thời gian lâu dài.
- Hoạt động trong môi trường thích hợp: Không nên để thiết bị hoạt động trong môi trường có nhiệt độ quá cao. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của thiết bị.
- Tránh thiệt hại cơ học: Cần bảo quản cổng tiếp xúc khỏi các tác động mạnh gây trầy xước và méo mó. Việc này có thể gây hư hỏng thiết bị không thể tiếp tục sử dụng.
- Tránh tác nhân môi trường: Cần bảo quản thiết bị kỹ lưỡng khi không sử dụng. Các tác nhân như bụi, ẩm hoặc oxy hóa có thể dẫn đến hư hỏng thiết bị.
Module quang là thiết bị được ứng dụng rất nhiều trong các hệ thống mạng. Trên đây là những thông tin cần thiết để bạn dễ dàng lựa chọn. Hy vọng bạn sẽ chọn được cho mình một thiết bị chính hãng phù hợp với nhu cầu nhất nhé.