Hiện nay nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao với yêu cầu khoảng cách ngày càng xa. Vì vậy, việc sử dụng các thiết bị converter quang là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là đối với nhu cầu sử dụng điện của các doanh nghiệp hiện nay. Cùng tìm hiểu rõ hơn về bộ chuyển đổi quang điện qua bài viết này nhé.
Converter quang điện là gì?
Converter quang hay còn được gọi là bộ chuyển đổi quang điện. Nhiệm vụ chính của bộ chuyển đổi converter chính là chuyển đổi từ tín hiệu điện (truyền qua cáp đồng) sang tín hiệu quang (truyền qua cáp quang) và ngược lại.
Sử dụng bộ chuyển đổi converter giúp truyền dẫn điện với khoảng cách cực kỳ xa với tốc độ truyền dẫn cao, luôn đảm bảo ổn định và tin cậy. Ngoài ra các bộ chuyển đổi converter còn giúp tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc thay đổi toàn bộ hệ thống mạng.
Phân loại các loại converter quang
Có nhiều cách để phân loại bộ chuyển đổi quang điện. Trong đó phổ biến nhất vẫn là cách phân biệt dựa trên loại cáp quang và sợi quang.
Converter quang sử dụng cáp Singlemode
Converter quang Singlemode sử dụng một đường truyền duy nhất với bước sóng nhỏ. Trong đó chỉ tồn tại một tia sáng Axial. Do vậy, hiện tượng suy hao quang sẽ không xuất hiện, giúp dữ liệu được truyền đi xa hơn. Khoảng cách truyền của bộ chuyển đổi quang điện Singlemode có thể lên tới 120km.
Cáp Singlemode thường được ứng dụng trong trong hệ thống mạng nội bộ của các doanh nghiệp và nhà máy.
Converter quang sử dụng cáp Multimode
Bộ chuyển đổi converter Multimode là loại dây cáp có cấu tạo nhiều lớp. Được thiết kế với khả năng lan truyền đồng thời 3 loại tia gồm Axial, High Order và Low Order. Vì vậy, cáp Multimode có khả năng truyền tải được nhiều tín hiệu hơn.
Do cấu trúc phức tạp với kích thước sợi lớn nên cáp Multimode thường được sử dụng với khoảng cách ngắn trong khoảng dưới 5km.
Có hai loại cáp Multimode bao gồm: Step Index Multimode (sợi quang chiết suất bậc) và Graded Index Multimode (sợi quang chiết suất biến đổi). Trong đó sợi quang biến đổi có thể giảm hiện tượng tán sắc, giúp tăng băng thông truyền tải.
Converter quang 1 sợi
Converter quang 1 sợi sử dụng cùng 1 sợi cáp để truyền tải dữ liệu theo cả hai hướng. Do đó, cần phải có hai bước sóng khác nhau cho từng hướng.
Bộ chuyển đổi quang 1 sợi được sử dụng trong các ứng dụng mạng LAN, WAN, CAMERA,…
Converter quang 1 sợi có kích thước nhỏ, giúp dễ dàng lắp đặt. Hơn nữa, bộ chuyển đổi 1 sợi có khả năng truyền tín hiệu ổn định, khoảng cách truyền đến 120km. Tốc độ 10/100mbps, 10/100/1000mbps. Bước sóng hoạt động là 1210nm, 1550nm.
Bạn nên sử dụng converter quang 1 sợi nếu:
- Cần truyền tín hiệu đi xa
- Truyền tín hiệu một chiều
- Cần tiết kiệm chi phí
Converter quang 2 sợi
Converter quang 2 sợi sử dụng hai sợi quang tách biệt. Khác với dạng 1 sợi, loại quang 2 sợi có khả năng truyền dữ liệu đi theo hai hướng khác nhau.
Bộ chuyển đổi quang 2 sợi được ứng dụng rộng rãi trong các ứng dụng mạng MAN và WAN.
Ưu điểm nổi trội của bộ quang điện 2 sợi chính là khả năng truyền tín hiệu 2 chiều cùng lúc. Do đó, tốc độ truyền dữ liệu sẽ nhanh hơn bộ chuyển đổi 1 sợi. Không cần phải sử dụng hai bước sóng khác nhau để truyền tải dữ liệu.
Bạn nên sử dụng converter quang 2 sợi nếu:
- Cần truyền với tốc độ nhanh
- Cần truyền tín hiệu quang hai chiều
- Không yêu cầu khoảng cách quá xa
Cách sử dụng và nguyên lý hoạt động của bộ chuyển đổi converter
Ứng dụng của bộ chuyển đổi converter?
Hiện nay việc dùng cáp sợi quang để thay thế dây cáp mạng là lựa chọn rất được ưa chuộng. Khả năng ứng dụng cao có thể kể đến như:
- Mở rộng mạng LAN: Bộ chuyển đổi quang điện được sử dụng để kết nối các hệ thống mạng LAN cách xa nhau. Việc này giúp ích đối với những doanh nghiệp sử dụng mạng LAN ở khu vực cách xa nhau.
- Chia 4 mạng nội bộ (LAN) độc lập: Dùng 2 bộ chuyển đổi quang điện để chia 4 VLAN (4 mạng nội bộ độc lập). Mục đích của việc này là giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm băng thông, cách ly giữa các mạng nội bộ để đảm bảo an toàn thông tin.
- Kết nối tín hiệu hình ảnh của IP Camera: Giúp kết nối tín hiệu của camera với khoảng cách xa. Thu được hình ảnh chất lượng tốt nhất.
- Kết nối các thiết bị khác như: Được sử dụng để kết nối các thiết bị y tế, thiết bị đo lường, các thiết bị công nghiệp khác,…
Nguyên lý hoạt động của bộ chuyển đổi converter
Bộ chuyển đổi converter được phân thành nhiều loại. Tuy nhiên, chúng vẫn có cơ chế và nguyên lý hoạt động tương đối giống nhau. Cụ thể:
Bên phát có tín hiệu điện được truyền tải bằng cáp đồng. Sau khi được cắm vào bộ chuyển đổi quang điện thì tín hiệu sẽ trở thành tín hiệu quang. Tiếp đến tín hiệu sẽ di chuyển theo đường dây đến đầu tiếp nhận. Tại đây, thiết bị converter quang tiếp tục chuyển đổi tín hiệu quang trở lại thành tín hiệu điện. Tiếp tục chạy vào điểm đích là switch hoặc máy tính.
Thời điểm cần để sử dụng converter quang điện
- Khi cần kết nối mạng LAN trong nhà máy hoặc tòa nhà: Sử dụng bộ chuyển đổi quang điện để kết nối các thiết bị mạng trong nhà máy hoặc tòa nhà. Đây là giải pháp hiệu quả để đảm bảo chất lượng đường truyền và độ ổn định của mạng.
- Truyền tín hiệu video trong diện rộng: Converter quang điện được sử dụng để truyền tín hiệu video trong các hệ thống camera giao thông, hội nghị truyền hình, công nghiệp truyền hình,… Bộ chuyển đổi converter điện giúp đảm bảo chất lượng hình ảnh sắc nét và truyền dẫn tín hiệu ổn định với khoảng cách xa.
- Truyền đa ứng dụng: Bộ chuyển đổi quang điện có thể truyền tải đồng thời nhiều tín hiệu như video, data và audio. Do đó, bộ chuyển đổi quang điện được dùng trong các hệ thống mạng cần truyền tải nhiều dữ liệu.
- Kết nối các thiết bị cũ với hệ thống mạng mới: Bộ chuyển đổi quang điện có thể được sử dụng để kết nối các thiết bị cũ sử dụng cáp đồng với hệ thống mạng mới sử dụng cáp quang.
Các thông số cần quan tâm về bộ chuyển đổi converter
- Loại giao diện: Đây là thông số giúp xác định loại cáp quang sử dụng và giao diện kết nối với các thiết bị khác trong hệ thống. Điển hình một số giao diện như: QSFP (Quad Small Form-Factor Pluggable), SFP (Small Form-Factor Pluggable).
- Tốc độ truyền thông: Đây là thông số được đo bằng Gbps hoặc Tbps. Thông số này thể hiện tốc độ dữ liệu tối đa bộ chuyển đổi có thể hỗ trợ.
- Loại đầu nối quang: Dùng để kết nối cáp quang với bộ chuyển đổi quang điện. Một số dạng đầu nối điển hình như: SC (Standard Connector), LC (Lucent Connector), MPO (Multi-fiber Push On/Pull Off).
- Bước sóng quang: Mục đích là để xác định phạm vi của bộ chuyển đổi quang điện.
- Khoảng cách truyền tải: Đây là khoảng cách tối đa mà bộ chuyển đổi converter truyền dữ liệu trên cáp quang.
- Công suất đầu ra: Thông số này chỉ công suất quang mà bộ chuyển đổi converter phát ra qua đường truyền quang.
- Nhiệt độ: Cần đảm bảo nhiệt độ ổn định để hệ thống hoạt động một cách tốt nhất.
- Độ ẩm: Cần giám sát độ ẩm để đảm bảo không quá cao hoặc thấp, ảnh hưởng quá trình truyền quang điện.
- Tiêu thụ năng lượng: Đây là thông số giúp kiểm soát khả năng tiêu thụ điện. Rất quan trọng đối với những nơi tiêu thụ điện cao.
Bộ chuyển đổi quang điện hiện nay được sử dụng vô cùng rộng rãi. Khả năng ứng dụng cao, cùng với công dụng khó thay thế. Chắc chắn đây là thiết bị rất cần thiết cho các doanh nghiệp hiện nay. Nếu bạn đang cần tìm mua converter quang điện, hãy liên hệ với Thiết bị mạng Việt Nam để nhận được ưu đãi tốt nhất.
Công Ty Cổ Phần Tích Hợp Giải Pháp Mạng Việt Nam
SĐT: 0972.174.166
Email: info@thietbimangvietnam.vn